bet365 football - Nền tảng chính thức

Ngôn ngữ      
Võ Quang Nhơn với văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam

Võ Quang Nhơn với văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam

 03:31 22/09/2015

Võ Quang Nhơn quả là nhà văn học dân gian đích thực. Mỗi truyện kể, mỗi bài dân ca do ông chuyển đến người đọc, người nghe không phải chỉ bằng câu chữ khô cứng trên trang sách mà nóng hổi hơi thở của cuộc sống và sự sôi động của sinh hoạt văn hoá nơi buôn làng, xóm bản. Chính từ thực tế đó mà những trang viết về lý luận của ông sau này không những bị nhiễm màu xám mà con tươi xanh như cây đời.
Nhà Nhân học đam mê văn hoá Thái

Nhà Nhân học đam mê văn hoá Thái

 05:33 18/09/2015

Sinh năm 1944 trong một gia đình người Thái ở vùng Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La) nổi tiếng - một trong bốn Mường lớn ở Tây Bắc Việt Nam, Hoàng Lương đã lên đường nhập ngũ trở thành chiến sĩ Trung đoàn 335 (Quân Khu Tây Bắc) tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và để lại một phần cơ thể ở chiến trường miền Bắc nước Lào. Đến năm 1971, người chiến sĩ ưu tú Hoàng Lương trúng tuyển vào học ngành Sử ở Khoa Lịch sử của Trường Đại học Tổng hợp nổi tiếng đương thời. Đam mê văn hóa Thái và văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, anh sinh viên Hoàng Lương đã chọn học chuyên ngành Dân tộc học để rồi cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa Thái và văn hóa các tộc người ở Việt Nam.
Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Lê Đức Niệm - cuộc đời hoạt động cách mạng và dạy học

Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Lê Đức Niệm - cuộc đời hoạt động cách mạng và dạy học

 23:10 17/09/2015

NGƯT Lê Đức Niệm là một người thầy uyên bác. Ông không chỉ uyên bác về văn học Trung Quốc, mà còn am tường về văn học Việt Nam, đặc biệt là thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các cuốn sách của ông viết về thơ Đường nói riêng, văn học Trung Quốc nói chung bao giờ cũng có phần liên hệ với văn học Việt Nam; chẳng hạn: Thơ Đường (Nxb KHXH, H.1994), Diện mạo thơ Đường (Nxb VHTT, H.1995), Thi tiên Lý Bạch (Nxb Văn học, H.1995). Ông chính là người đã đặt nền móng cho việc giảng dạy và nghiên cứu văn học Trung Quốc trong mối quan hệ mật thiết với văn học Việt Nam ở Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Một người thầy tận tâm và nhiệt huyết

Một người thầy tận tâm và nhiệt huyết

 00:23 17/09/2015

Nếu tính về giảng dạy thì giáo sư Tu đã có công đào tạo rất nhiều thế hệ, trong đó có những người đã trở thành các chuyên gia có tầm cỡ về Từ vựng - ngữ nghĩa như giáo sư Đỗ Hữu Châu. Còn về công trình, thì từ lúc ông đang còn công tác, không kể các bài viết, ông cũng đã có những cuốn sách dày dặn như: Từ vựng tiếng Việt hiện đại, Từ và vốn từ tiếng Việt, Từ điển đồng nghĩa; chưa kể các công trình viết chung như: Tiếng Việt trên đường phát triển (viết chung với Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Trọng Báu)...
Nhà khoa học say mê gốm cổ

Nhà khoa học say mê gốm cổ

 07:23 15/09/2015

Xuất thân trong một gia đình nông dân từ làng quê vùng đồi bát úp trung du Phú Thọ, ước muốn làm nghề “trồng cây” là hành trang quan trọng nhất để chàng trai Hán Văn Khẩn bước vào đại học. Tuy nhiên cái duyên với cổ vật thủa thiếu thời lại khiến anh được/bị phân công làm làm nghề “trồng người” và dính dáng đến Khảo cổ. Và rồi, nghiệp thân cao quý ấy quện lấy ông và tạo dựng nhân cách ông không chỉ bằng chức danh Nhà giáo Nhân dân do Nhà nước phong tặng, quan trọng hơn là tình thầy trò mà bao thế hệ sinh viên khắc ghi.
GS.TSKH.NGƯT Nguyễn Hàm Dương: nhà ngôn ngữ học - người chiến sĩ

GS.TSKH.NGƯT Nguyễn Hàm Dương: nhà ngôn ngữ học - người chiến sĩ

 05:01 29/08/2015

Ngành Ngôn ngữ học ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vinh dự có năm cựu chiến binh của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, tình cờ các thầy lại có mặt trên chiến trường cả nước: PGS. Phan Ngọc và GS. Nguyễn Cao Đàm ở Việt Bắc, PGS. Cao Xuân Hạo ở Bình Trị Thiên, GS. Nguyễn Lai ở Liên khu V và GS. Nguyễn Hàm Dương ở bưng biền Nam bộ. GS. Nguyễn Hàm Dương đi xa đã gần mười năm. Hình ảnh của thầy là hình ảnh của một chiến sĩ cầm súng trở thành trí thức, nhà khoa học. Tôi thuộc thế hệ học trò đầu tiên của thầy.
Giáo sư Hà Minh Đức với Khoa Văn học

Giáo sư Hà Minh Đức với Khoa Văn học

 04:43 29/08/2015

Tháng Năm này (5/2015) là sinh nhật lần thứ 80 của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức, người thầy đáng kính, nhà nghiên cứu văn học hàng đầu, cây bút lý luận - phê bình, nhà báo, nhà thơ… có nhiều đóng góp lớn lao trong đời sống văn hóa, văn nghệ, khoa học và giáo dục của đất nước. Trước khi chính thức là giảng viên tại Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Văn học, bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội (1960 - 2005), giáo sư Hà Minh Đức từng tham gia giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội (1957-1960). Từ 1990 đến 2003, ông còn tham gia giảng dạy và quản lí tại Khoa Báo chí, không những thế còn trực tiếp viết báo, là Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc đào tạo hàng chục thế hệ, với hàng ngàn sinh viên thuộc các chuyên ngành báo chí và ngữ văn cho đất nước.
GS.NGND Phan Huy Lê - chuyên gia hàng đầu về Lịch sử Việt Nam

GS.NGND Phan Huy Lê - chuyên gia hàng đầu về Lịch sử Việt Nam

 03:59 29/08/2015

Giáo sư Phan Huy Lê sinh ngày 23/2/1934 tại làng Thu Hoạch, xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh - một vùng quê văn hiến của xứ Nghệ, giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, trọng tình nghĩa, cần cù và hiếu học. Cả hai dòng họ nội, ngoại của GS. Phan Huy Lê đều là những dòng họ khoa bảng nổi tiếng với những danh nhân văn hoá lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy... Cụ thân sinh là Phan Huy Tùng, tiến sĩ Nho học, từng làm quan trong triều đình Huế, nổi tiếng thanh liêm, phúc đức, nhân hậu, hết mực yêu con, quý cháu.
Tự sự nhỏ về một người thầy lớn - Giáo sư Lê Đình Kỵ

Tự sự nhỏ về một người thầy lớn - Giáo sư Lê Đình Kỵ

 08:17 27/08/2015

Tôi nhớ… một chiều cuối hạ năm 1972, trên con đường làng lát gạch tại nơi sơ tán Ứng Hoà – Hà Tây cũ, lần đầu tiên tôi nhìn thấy thầy. Lúc đó lớp Văn K16 của chúng tôi đang bước vào những tuần cuối của học kỳ II năm thứ nhất. Thầy đi chầm chậm, lâu lâu lại dừng bước để chờ một phụ nữ trẻ đi sau có hai bím tóc buông dài. Một anh trong ban cán sự lớp – những người đứng tuổi “thạo chuyện” hơn bọn trẻ đưa tay về phía thầy và reo lên: “Thầy Lê Đình Kỵ kìa. Thầy Lê Đình Kỵ và vợ thầy đấy!”. Chúng tôi nhìn theo. Tôi thầm so sánh: vợ thầy trẻ hơn thầy nhiều. ..
Đi dọc một triền núi - GS. Đinh Xuân Lâm với phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam

Đi dọc một triền núi - GS. Đinh Xuân Lâm với phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam

 07:30 27/08/2015

Dẫu thế nào Đinh Xuân Lâm cũng là một trong những “trái núi” tạo nên ngành Sử học Việt Nam cận hiện đại. Đương nhiên trước trái núi này đã có nhiều ngọn núi đầu tiên: Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Minh Tranh, Đào Duy Anh, và có thể cả Nguyễn Khánh Toàn. Thuộc số những người khai phóng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận hiện đại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, kéo dài sự tung hoành của ngòi bút qua cả những thập kỷ đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như những người mở đường nói trên, Đinh Xuân Lâm bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những tác phẩm thiên về “giáo trình”, một yêu cầu nổi bật về nghề nghiệp của giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
Giáo sư Đặng Thai Mai - nhà khoa học và người yêu nước

Giáo sư Đặng Thai Mai - nhà khoa học và người yêu nước

 01:10 27/08/2015

Giáo sư - nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Được thừa hưởng vốn tri thức thâm sâu của hai bên gia đình nội ngoại, nếu đất nước không rơi vào hoàn cảnh bị xâm lăng, Đặng Thai Mai lẽ ra đã có thể trở thành một nhà bác học uyên bác. Tuy nhiên, dù phải chia sẻ thời gian, tâm lực cho nhiều công việc khác nhau trong suốt những năm tháng sống của mình, người con tinh hoa của xứ Nghệ vẫn dành thời gian và tâm huyết giảng dạy, nghiên cứu, viết sách, để lại nhiều công trình có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội, nhân văn và văn hóa.
Người thầy của nhiều thế hệ ngành Lưu trữ học Việt Nam

Người thầy của nhiều thế hệ ngành Lưu trữ học Việt Nam

 00:36 27/08/2015

Đã quen thuộc từ 15 năm nay, kể từ ngày tôi bước chân vào giảng đường đại học, vẫn dáng đi nhanh nhẹn, thoăn thoắt, nhỏ nhắn đó; vẫn giọng nói điềm đạm, từ tốn đó; vẫn sự nghiêm túc, điều độ trong cả công việc và cuộc sống đó; vẫn là những con chữ gấp khúc, dài và dứt khoát đó… Thầy tôi: Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Văn Hàm!
GS. Phạm Như Cương - từ tinh thần yêu nước đến con đường của một nhà lý luận Mác xít

GS. Phạm Như Cương - từ tinh thần yêu nước đến con đường của một nhà lý luận Mác xít

 04:48 25/08/2015

Trong hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập Khoa Triết học, bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006, GS. Phạm Như Cương đã đến dự, chia sẻ, chung vui trước sự lớn mạnh, bề thế của Khoa. Một vấn đề mà ông nêu ra tại hội thảo được đông đảo các nhà khoa học tán đồng và cũng là nỗi trăn trở lớn của ông sau gần 50 năm nghiên cứu triết học: đó là phải thay đổi cách thức đào tạo Triết học giúp người đọc có được một phương pháp tư duy đúng đắn để có thể tự mình suy nghĩ một cách chủ động, độc lập, sáng tạo. Sản phẩm của đào tạo triết học không nên chỉ là những người có khả năng nghiên cứu, mà còn phải có khả năng tư duy để cho ra đời những luận điểm, học thuyết, trường phái triết học mới, làm cơ sở, thế giới quan cho việc phát triển các ngành khoa học xã hội nhân văn nói riêng và cho đường hướng phát triển của dân tộc, của đất nước nói chung.
GS.NGND Nguyễn Kim Đính - người thầy đôn hậu bác văn

GS.NGND Nguyễn Kim Đính - người thầy đôn hậu bác văn

 07:40 24/08/2015

Nói đến Giáo sư Nguyễn Kim Đính, trước hết là nói đến một nhà Nga học. Thầy thuộc thế hệ Nga học đầu tiên được đào tạo cơ bản. Ngay sau khi tốt nghiệp khoá I Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1959 thầy được cử đi tu nghiệp ở Liên Xô. Sau bốn năm thực tập tại Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva, được thụ giáo những giáo sư, chuyên gia nổi tiếng về văn học Nga như A.V.Alpatov, A.I.Metchenko, G.N.Pospelov, … trở về nước, thầy chuyên chú nghiên cứu và giảng dạy văn học Nga cho đến khi nghỉ hưu, năm 2001.
Phan Đại Doãn - nhà khoa học, nhà giáo

Phan Đại Doãn - nhà khoa học, nhà giáo

 04:33 24/08/2015

Từ những năm 1990, nhiều công trình của giáo sư Phan Đại Doãn không chỉ có tính tổng kết khoa học cao mà còn có khả năng dẫn dắt nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống thực tiễn… Ông chính là người khai mào, thúc đẩy và góp phần tạo nên sự phát triển vượt bậc của môn học về làng xã Việt Nam ở trong nước và nhiều nước trên thế giới, tính từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây.
GS.TS.NGND Đoàn Thiện Thuật - chân dung một người thầy

GS.TS.NGND Đoàn Thiện Thuật - chân dung một người thầy

 06:15 23/08/2015

Thầy Đoàn Thiện Thuật có một tác phong làm việc rất chuẩn mực, một phong cách giảng dạy độc đáo, nghiêm túc, cặn kẽ, rành mạch. Ngữ âm học thường được cho là môn học khô khan, khó hiểu, nhưng giờ giảng của thầy vẫn nhẹ nhàng, hấp dẫn. Trong giảng dạy thầy chú ý nhiều đến thực hành. Thầy đã khêu gợi cho sinh viên những vấn đề còn bỏ ngỏ, khuyến khích ở họ lòng ham thích tìm hiểu, nghiên cứu.
GS.NGND Vũ Dương Ninh - một đời tâm huyết với nghề

GS.NGND Vũ Dương Ninh - một đời tâm huyết với nghề

 04:13 21/08/2015

GS.NGND Vũ Dương Ninh sinh năm 1937 trong một gia đình công chức - trí thức thành thị. Sau khi Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập năm 1956, GS. Vũ Dương Ninh là sinh viên khoá I, là bạn đồng học của các nhà giáo, nhà sử học nổi tiếng như: GS.NGND Phan Đại Doãn, PGS.NGND Lê Mậu Hãn, PGS.NGUT Nguyễn Thừa Hỷ, PGS. Phạm Thị Tâm... Vốn ham thích và có khiếu về khoa học tự nhiên, nhưng như một sự lựa chọn và an định của số phận, thầy đã học Sử, yêu Sử, giảng dạy, nghiên cứu Lịch sử và đã thành danh trên lĩnh vực Sử học.
PGS. Bùi Phụng - nhà giáo tài ba, nhà từ điển học nổi tiếng

PGS. Bùi Phụng - nhà giáo tài ba, nhà từ điển học nổi tiếng

 03:14 21/08/2015

Điều mà hầu như nhiều thế hệ người Việt học tiếng Anh hay người nước ngoài biết tiếng Anh học tiếng Việt nhớ đến ông nhất, có lẽ, ông là một nhà từ điển lớn. Ông đã viết hàng chục bộ, quyển từ điển Anh-Việt, Việt-Anh lớn nhỏ, nhưng Bộ từ điển “Việt-Anh” đồ sộ của ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ lần I năm 2000 thực sự là một tượng đài trong hệ thống từ điển song ngữ tại Việt Nam
Một chuyên gia về khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh học

Một chuyên gia về khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh học

 23:04 19/08/2015

Sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo đầy nắng gió của Bình - Trị - Thiên khói lửa, PGS.NGND Lê Mậu Hãn đã sớm rèn đúc cho mình những phẩm chất đáng quý, cứng cỏi mà thân tình, khô khan mà đầm ấm, chan chứa yêu thương, nhiệt huyết.
Giáo sư, Tiến sĩ Nonna Vladimirovna Stankevich

Giáo sư, Tiến sĩ Nonna Vladimirovna Stankevich

 06:03 19/08/2015

Tại Phòng truyền thống của bet365 football - Đại học Quốc gia Hà Nội, trong số chân dung những nhà giáo được vinh danh của trường có tấm ảnh một nữ giáo sư người nước ngoài. Khách ngoài trường, các sinh viên lớp mới, khi thăm phòng này, thường lấy làm lạ, nhưng những lớp cựu sinh viên như chúng tôi thì không lạ. Đó là giáo sư ngôn ngữ học người Nga Nonna Vladimirovna Stankevich của Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp (ĐHTH) Hà Nội.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây