bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

“Kỷ niệm 65 năm chiến dịch Điện Biên Phủ: Nhìn từ góc độ quốc tế và địa phương”

Thứ năm - 02/05/2019 07:07
Ngày 2/5/2019, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN phối hợp với Học viện Ngoại giao Việt Nam, Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Đại học Paul-Valéry Montpellier III (Cộng hòa Pháp), Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Kỷ niệm 65 năm chiến dịch Điện Biên Phủ: Nhìn từ góc độ quốc tế và địa phương”.
“Kỷ niệm 65 năm chiến dịch Điện Biên Phủ: Nhìn từ góc độ quốc tế và địa phương”
“Kỷ niệm 65 năm chiến dịch Điện Biên Phủ: Nhìn từ góc độ quốc tế và địa phương”

65 năm đã trôi qua, nhưng dư âm và dấu ấn của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng ở nhiều nơi trên thế giới, trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến ngoại giao, văn hóa. Đây là một trong những trận chiến hiếm hoi của Chiến tranh Đông Dương nhận được sự quan tâm lớn của giới truyền thông, giới nghiên cứu trên thế giới, được nhắc lại như một sự kiện mang tầm quốc tế trong mỗi dịp kỷ niệm. Ở góc độ trong nước, Điện Biên Phủ được coi là biểu tượng của tinh thần quyết tâm tự lực, tự cường, chiến đấu và chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Từ góc độ quốc tế, Điện Biên Phủ là biểu tượng của lòng quả cảm, nguồn cảm hứng bất tận cho khát vọng độc lập, tự do, chính nghĩa của các dân tộc bị đô hộ, áp bức, bóc lột. Sau 65 năm, từ một chiến trường đẫm máu, ngày nay, Điện Biên Phủ đã trở thành điểm hẹn của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.

Đoàn Chủ tịch điều hành phiên khai mạc (từ trái sang): PGS.TS Lâm Quang Đông (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN); GS. Pierre Journoud (Đại học Paul - Valéry Montpellier 3); GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN); PGS. TS Nguyễn Vũ Tùng (Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam); ngài Etienne Rolland Piegue (Tham tán văn hóa, Giám đốc Viện Pháp, ĐSQ Pháp tại Việt Nam)

Tiếp nối thành công của những năm trước mà gần nhất là hội thảo tháng 5/2014 mang tên “Từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Giơ-ne-vơ - nhìn từ khía cạnh quốc tế”, Hội thảo khoa học quốc tế về Điện Biên Phủ lần này được tổ chức nhằm làm sáng tỏ những diễn biến về quân sự, những mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và sức mạnh quân sự trong và sau cuộc chiến vốn đã được nghiên cứu từ trước tới nay. Hội thảo sẽ làm rõ và phân tích sự kiện này ở cấp độ địa phương, cấp độ quốc tế và xuyên quốc gia; đề cập đến những triển vọng thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững địa phương.

GS. TS Phạm Quang Minh nhắc lại chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai của hai dân tộc Việt-Pháp qua câu chuyện chuyến thăm Việt Nam năm 1993 của Tổng thống Pháp Francois Mitterrand - sự kiện giúp mở ra một trang mới cho quan hệ hai nước

Ngài Mohamed Berrah (Đại sứ CHDCND Algérie tại Việt Nam) chia sẻ sự đồng cảm và ngưỡng mộ của nhân dân Algérie trước tinh thần đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh. Ông bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam cùng các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ trong kỷ nguyên hòa bình

Tại phiên khai mạc, đại diện các đơn vị trong ban tổ chức đã bày tỏ niềm vinh hạnh khi cùng hợp tác để tạo nên một sự kiện có ý nghĩa lớn như Hội thảo lần này. Mỗi đơn vị, mỗi học giả, mỗi nhà nghiên cứu có thể đóng góp quan điểm riêng của mình. Nhưng tất cả đều nhất trí rằng hội thảo không chỉ là dịp để ôn lại một sự kiện có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu như chiến thắng Điện Biên Phủ, mà còn mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa hai quốc gia Việt Nam-Pháp nói chung, cũng như giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam-Pháp nói riêng. Đặc biệt, với tư cách chủ nhà, thông qua hội thảo lần này, Trường ĐHKHXH&NV tiếp tục khẳng định mình là diễn đàn để các bên liên quan trao đổi học thuật với nhau trong một môi trường đại học nghiên cứu. Đồng thời, với việc suy ngẫm lại một trang sử trong quá khứ để mở ra sự hợp tác, phát triển bền vững giữa Pháp và Việt Nam trong tương lai, Nhà trường tiếp tục minh chứng cho châm ngôn “Trân trọng quá khứ, nắm giữ tương lai” mà mình đã và đang theo đuổi.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Sau phiên khai mạc, Hội thảo sẽ tiếp diễn trong 2 ngày 2-3/5 với 5 tiểu ban: 

  • Tiểu ban “Điện Biên Phủ: Vai trò đối với khu vực và quốc tế” với một số tham luận như: “Tù binh Pháp trong tay Việt Minh trong chiến tranh Đông Dương: Phía sau những sang chấn là một trải nghiệm xã hội quốc tế ở ranh giới của chuẩn mực” (GS. Julien Mary – Đại học Montpellier Paul Valérie, Pháp), “Tổ chức và hoạt động của hội đồng cung cấp mặt trận, sáng tạo độc đáo trong chi viện cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ” (PGS.TS Ngô Đăng Tri, Trường ĐHKHXH&NV)
  • Tiểu ban “Ký ức Điện Biên Phủ” với một số tham luận như: “Điện Biên Phủ trong mối quan hệ Pháp-Việt, giữa cộng đồng khổ đau và cộng đồng hy vọng” (GS. Pierre Journoud – Đại học Montpellier Paul Valérie, Pháp), “Viết sử về trận chiến Điện Biên Phủ tại Pháp” (GS. Ivan Cadeau – Bộ Quốc phòng Pháp), “Tìm về một cuộc chiến bị lãng quên” (GS. Laurence Campa – Đại học Paris Nanterre, Pháp).

  • Tiểu ban “Liên minh Pháp và các nước” với một số tham luận như: “Người Pháp và Liên bang Thái tự trị (1948-1954): "Một liên minh do hoàn cảnh với những hệ quả gây tranh cãi ở vùng Điện Biên Phủ” (GS.Phillippe Le Failler – Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp), “Chiến thắng Điện Biên Phủ và sự kiến tạo bản sắc Pháp Ngữ” (TS. Nguyễn Hoàng Như Thanh – Học viện Ngoại giao Việt Nam); “Lào và trận chiến Điện Biên Phủ” (GS.Maya Akazaki, Đại học Montpellier Paul Valérie, Pháp).
  • Tiểu ban “Điện Biên Phủ - Góc nhìn địa phương và phát triển bền vững” với một số tham luận như: “Những nền kinh tế với nhiều biến động: Lao động và đấu tranh tại Điện Biên Phủ” (GS. Christian C. Lentz – Đại học Yale, Hoa Kỳ), “Một số hiệu ứng về văn hóa ở nông thôn Việt Nam sau sự kiện Điện Biên Phủ” (PGS.TS Nguyễn Đình Lê, Trường ĐHKHXH&NV),
  • Tiểu ban “Điện Biên Phủ - Những vấn đề văn hóa và giáo dục” với một số tham luận như: “Điện Biên Phủ những góc nhìn từ điện ảnh” (PGS.TS Trần Viết Nghĩa, Trường ĐHKHXH&NV), “Sự đứt đoạn của giáo dục: các trường học ở Việt Nam hậu thuộc địa, 1945-1954” (PGS.TS Trần Thị Phương Hoa, Viện Sử học – Viện Hàn lâm KHXHVN), “Biểu tượng Điện Biên Phủ trong văn hóa – giáo dục Việt Nam đương đại” (TS. Trương Thị Bích Hạnh, Trường ĐHKHXH&NV).

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây