bet365 football - Nền tảng chính thức

Ngôn ngữ      

TTLA: Đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai

Thứ tư - 25/10/2023 21:17
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Văn Tú Anh          2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09/09/1974                                       4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3684/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng): Quyết định số 332/QĐ-XHNV, ngày 03/02/2023, về việc thay đổi/điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.
Tên đề tài cũ: “Nghiên cứu khả năng phát âm của trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai”. Tên đề tài mới: “Đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai”.
7. Tên đề tài luận án (tên luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội): “Đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai”.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                           9. Mã số: 62220210
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học (nêu rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên): PGS.TS.NCVCC. Vũ Kim Bảng; TS. NCVC. Vương Hồng Tâm.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án (nêu tóm tắt các kết quả mới của luận án)
1) Các nét mới và đóng góp chuyên sâu về mặt ngôn ngữ học của luận án:
Việc nghiên cứu khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của các trẻ khiếm thính được khảo sát là một việc làm mới chưa hề được thực hiện bởi nghiên cứu và tác giả nào trước đó. Các loại hình âm tiết này đặc trưng cho âm tiết tiếng Việt, để phân biệt với âm tiết thuộc các tiếng khác trên thế giới.
Việc đo đạc các thông số âm học cơ bản của thanh điệu và vẽ đồ thị biểu hiện âm vực và âm điệu của thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt, ở 20/81 trẻ em ở độ tuổi tiền học đường (cả trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình thường), là một việc làm mới chưa hề được thực hiện bởi nghiên cứu và tác giả nào trước đó.
So sánh đặc điểm phát âm tiếng Việt giữa trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai với trẻ nghe bình thường: Việc so sánh này cho thấy sự tương đồng và khác biệt giữa khả năng phát âm tiếng Việt của các trẻ em được lấy làm mẫu/chuẩn (trẻ nghe bình thường) và của các trẻ khiếm thính sử dụng thiết bị trợ thính, cùng ở độ tuổi tiền học đường/mầm non.
Luận án là một khảo sát và nghiên cứu về mặt âm vị học trong ngôn ngữ nói của trẻ em Việt Nam nói tiếng Việt (cụ thể là giọng Hà Nội), dựa trên đối tượng trẻ nghe bình thường (8 trẻ) và trên đối tượng trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai (thuộc dạng trẻ khuyết tật thính giác) (73 trẻ).
Đề xuất và kiến nghị của luận án: Luận án đề xuất phương hướng hỗ trợ dưới góc độ Ngôn ngữ học nói chung và góc độ Ngữ âm học & Âm vị học Tiếng Việt nói riêng. Mục đích là nhằm nâng cao khả năng phát âm nói chung và sửa lỗi phát âm nói riêng cho các trẻ khiếm thính được khảo sát.
2) Các nét mới và đóng góp chuyên sâu về mặt Thính học và Giáo dục Đặc biệt của luận án: Kết quả của luận án cho thấy vai trò quan trọng tiên quyết của việc phát hiện sớm tật khiếm thính và việc được cấy điện cực ốc tai đến năng lực phát âm tiếng Việt của các trẻ khiếm thính được khảo sát. Kết quả của luận án cho thấy vai trò rất quan trọng của việc trị liệu nghe nói tới năng lực phát âm tiếng Việt của các trẻ khiếm thính được nghiên cứu. Ngoài ra, luận án góp phần bổ sung cho nội dung giáo dục ngôn ngữ trong các cơ sở giáo dục đặc biệt cho trẻ khiếm thính tại Hà Nội. Từ đó, có đóng góp cụ thể cho chương trình giáo dục đặc biệt nói chung ở Việt Nam.  
                12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có)
Kết quả khảo sát của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để các cơ sở trị liệu nghe nói cho trẻ khiếm thính sử dụng, trong việc can  thiệp sớm (nâng cao khả năng phát âm và sửa lỗi phát âm tiếng Việt) cho trẻ khiếm thính.
Phần “Đề xuất phương hướng hỗ trợ nâng cao và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ khiếm thính” trong luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để gia đình và người chăm sóc trẻ khiếm thính sử dụng để trị liệu nghe nói cho trẻ khiếm thính tại nhà.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có)
1) Nghiên cứu đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.
2) Nghiên cứu khả năng nhận thức âm vị học tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.
3) Nghiên cứu khả năng nghe hiểu tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.
4) Nghiên cứu đặc điểm lời nói tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.
5) Nghiên cứu khả năng diễn đạt bằng lời nói tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.
6) Nghiên cứu đặc điểm giao tiếp bằng lời nói tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.
14. Những công trình công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian)
1. Văn Tú Anh (2017), “Khả năng phát âm thanh điệu, âm đầu và vần của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi đeo máy trợ thính ở Hà Nội”, Việt Nam trong chuyển đổi Các hướng tiếp cận liên ngành, Trường ĐHKHXH&NV, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 450-461.
2. Văn Tú Anh (2018), "Thực nghiệm bước đầu sử dụng các phần mềm phân tích tiếng nói CoolEdit và PRAAT giúp học viên nước ngoài và trẻ nghe kém phát âm đúng thanh điệu tiếng Việt",  Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa (1) Tập 2, tr. 1–8.
3. Văn Tú Anh (2018), "Khảo sát các thông số âm học trong phát âm thanh điệu tiếng Việt của trẻ nghe kém ở độ tuổi thực 3 - 4 (trên địa bàn Hà Nội)", Tạp chí Ngôn ngữ (5), tr. 56–67.
4. Van Tu Anh (2022), "Resesrch on pronunciation ability of Vietnamese syllable components before and after using cochlear implants of some pre-school children groups (case study)", International Journal of Science and Research (IJSR) Volume 11 Isue 4, April, ISSN (online): 2319-7064, www. ijsr.net, pp. 861-864.
5. Van Tu Anh (2022), "Comparison study of the pronunciation of Vietnamese phonemes (vowels and consonants) by pre-school deaf children  before and after cochlear implantation (case study)", International Journal of Science and Research (IJSR) Volume 11 Isue 7, July, ISSN (online): 2319-7064, www. ijsr.net, pp. 1722-1725.
6. Văn Tú Anh (2022), “So sánh khả năng phát âm lời nói tiếng Việt trước và sau khi cấy ghép ốc tai điện tử của một số trẻ em tiền học đường được trị liệu nghe nói tại Trung tâm Sunny AVT, Hà Nội”, Ngôn ngữ học ứng dụng trong xu hướng hội nhập quốc tế, Kỉ yếu hội thảo ngữ học toàn quốc, 23/10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 72–79.
7. Văn Tú Anh (2022), “Khảo sát lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai ở Hà Nội”, Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Những vấn đề ngôn ngữ học năm 2022, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Tháng 11, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 40-53.
8. Van Tu Anh (2022), "The possibility of pronouncing types of Vietnamese syllables before and after electronic cochlear implantation in hearing-impaired pre-school children at Sunny AVT, Hanoi", The First International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, December, Vietnam National University Press, Hanoi, pp. 1153-1166.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS


1. Full name: Van Tu Anh                               2. Sex: Female
3. Date of birth: September 9, 1974               4. Place of birth: Hai Duong
5. Admission decision number: No. 3684 /2015/QĐ-XHNV, dated December 31, 2015.
6. Changes in academic process (list the forms of changes and corresponding time): Decision No. 332/QĐ-XHNV, dated February 3, 2023; on changing/adjusting thesis topic.

Old thesis title: "Research on the pronunciation ability of hearing-impaired children after cochlear implantation". New thesis title: "Vietnamese pronunciation characteristics of hearing-impaired children after cochlear implantation".

7. Official thesis title: "Vietnamese pronunciation characteristics of hearing-impaired children after cochlear implantation".

               8. Major: Linguistics                                        9. Code: 62 22 02 40

10. Supervisors (Full name, academic title and degree): Associate Professor. Dr. Vu Kim Bang; Dr. Vuong Hong Tam.

11. Summary of the new findings of the thesis

               1) New features and in-depth linguistic contributions of the thesis:

Researching the ability to pronounce different types of Vietnamese syllables of the surveyed hearing-impaired children is a new task that has never been done by any researcher or author before. These types of syllables characterize Vietnamese syllables, to distinguish them from syllables of other languages ​​in the world.

Measuring basic acoustic parameters of tones and drawing graphs showing pitch and duration of tones in Vietnamese syllables, in 20/81 children of pre-school age (including hearing-impaired children) and normal hearing children), is a new work that has never been done by any previous researcher or author.

Comparing Vietnamese pronunciation characteristics between hearing-impaired children with cochlear implants and normal hearing children: This comparison did show the similarities and differences between the Vietnamese pronunciation ability of the children sampled standard (normal hearing children) and of hearing-impaired children with hearing aids, at the same pre-school/preschool age.

The thesis was a survey and research on phonology in the spoken language of Vietnamese children speaking Vietnamese (specifically Hanoi accent), based on subjects with normal hearing (8 children) and hearing-impaired children with cochlear implants (children with hearing disabilities) (73 children).

Proposals and recommendations of the thesis: The thesis did propose directions for support from the perspective of Linguistics in general and the perspective of Phonetics & Phonology of Vietnamese in particular. The purpose is to improve pronunciation ability in general and correct pronunciation errors in particular for the surveyed hearing-impaired children.

2) New features and in-depth contributions in terms of Audiology and Special Education of the thesis: The results of the thesis did show the important prerequisite role of early detection of hearing impairement and implantation of electrodes cochlea on the Vietnamese pronunciation ability of hearing-impaired children was surveyed. The results of the thesis did show the very important role of auditory verbal therapy in the Vietnamese pronunciation ability of the hearing-impaired children studied. In addition, the thesis did contribute to supplementing the content of language education in special educational establishments for hearing-impaired children in Hanoi. From there, there are specific contributions to the special education program in general in Vietnam.

               12. Practical applicability (if any)

The survey results of the thesis can be used as a reference for auditory verbal therapy for hearing-impaired children to use in early intervention (improving pronunciation and correcting Vietnamese pronunciation errors) for hearing-impaired children.

The section "Proposed directions to support improving and correcting Vietnamese pronunciation errors for hearing-impaired children" in the thesis can be used as a reference for families and caregivers of hearing-impaired children to use for auditory verbal therapy for hearing-impaired children at home.

               13. Future research directions (if any)

1) Research on Vietnamese pronunciation characteristics of Vietnamese of Vietnamese hearing-impaired children (in North, Central and South of Vietnam).

2) Research the Vietnamese phonological awareness ability of Vietnamese hearing-impaired children.

3) Research the ability to listen and understand Vietnamese of Vietnamese hearing-impaired children.

4) Research on Vietnamese speech characteristics of Vietnamese hearing-impaired children.

5) Research the Vietnamese verbal expression ability of Vietnamese hearing-impaired children.

6) Research the characteristics of Vietnamese verbal communication of Vietnamese hearing-impaired children.

               14. Published works related to the thesis (list works in chronological order)

1. Van Tu Anh (2017), "The ability to pronounce tones, initial sounds and rhymes of 3-6 year old hearing-impaired children with hearing aids in Hanoi", Vietnam in transition Interdisciplinary approaches, University of Social Sciences and Humanities, National University Publishing House, Hanoi, pp. 450-461.

2. Van Tu Anh (2018), "Initial experiments using CoolEdit and PRAAT speech analysis software to help foreign students and hearing-impaired children correctly pronounce Vietnamese tones", Journal of Linguistic Sciences and Culture (1) Volume 2, pp. 1–8.

3. Van Tu Anh (2018), "Survey of acoustic parameters in the pronunciation of Vietnamese tones of hearing-impaired children at the age of 3 - 4 (in Hanoi)", Journal of Linguistics (5 ), p. 56–67.

4. Van Tu Anh (2022), "Resesrch on pronunciation ability of Vietnamese syllable components before and after using cochlear implants of some pre-school children groups (case study)", International Journal of Science and Research (IJSR) Volume 11 Isue 4, April, ISSN (online): 2319-7064, www. ijsr.net, pp. 861-864.

5. Van Tu Anh (2022), "Comparison study of the pronunciation of Vietnamese phonemes (vowels and consonants) by pre-school deaf children before and after cochlear implantation (case study)", International Journal of Science and Research (IJSR) Volume 11 Isue 7, July, ISSN (online): 2319-7064, www. ijsr.net, pp. 1722-1725.

6. Van Tu Anh (2022), “Comparing the ability to pronounce Vietnamese speech before and after cochlear implantation of some pre-school children receiving speech and hearing therapy at Sunny AVT Center, Hanoi Noi", Applied Linguistics in the trend of international integration, Proceedings of the national linguistics conference, October 23, Hanoi National University Publishing House, Hanoi, pp. 72–79.

7. Van Tu Anh (2022), "Survey of pronunciation errors of Vietnamese syllable components of hearing-impaired children with cochlear implants in Hanoi", Institute of Linguistics, Vietnam Academy of Social Sciences, Linguistic issues in 2022, Proceedings of the national scientific conference, November, Social Sciences Publishing House, Hanoi, pp. 40-53.

8. Van Tu Anh (2022), "The possibility of pronouncing types of Vietnamese syllables before and after electronic cochlear implantation in hearing-impaired pre-school children at Sunny AVT, Hanoi", The First International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, December, Vietnam National University Press, Hanoi, pp. 1153-1166.

Tác giả: USSH Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây