bet365 football - Nền tảng chính thức

Ngôn ngữ      
GS.TS.NGƯT Lê Chí Quế - nhà folklore đích thực

GS.TS.NGƯT Lê Chí Quế - nhà folklore đích thực

  •   15/10/2015 07:31:00 AM
  •   Đã xem: 4905
Giáo sư Lê Chí Quế sinh năm 1945 tại Quảng Trị. Từ khi còn nhỏ, ông đã theo cha tập kết ra Bắc, học tại trường cấp ba Lam Sơn (Thanh Hóa). Tại ngôi trường này, ông đã được tiếp xúc với thầy Vũ Ngọc Khánh - người thầy tài năng, giàu tâm huyết với văn học, văn hóa dân gian. Cũng chính nhờ có sự động viên, khích lệ từ thầy Khánh mà sau này ông đã chọn thi vào Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa Ngữ văn, nơi đã giúp ông phát huy tốt nhất năng lực học tập, nghiên cứu văn học dân gian và cũng là nơi ông bền bỉ, tận tụy lao động, cống hiến trong suốt một chặng đường dài.
Nhà khoa học của thời kỳ hội nhập

Nhà khoa học của thời kỳ hội nhập

  •   15/10/2015 06:28:00 AM
  •   Đã xem: 2255
Để có được những thành công trên con đường nghiên cứu khoa học, PGS.TS Phạm Quang Minh đã vượt qua nhiều khó khăn và thử thách với niềm đam mê hết mình cho khoa học lịch sử. Ông là tấm gương khoa học giàu sức sáng tạo và nhạy bén với những vấn đề thời sự của đất nước và thế giới. Bí quyết giúp ông thành công là đức tính khiêm tốn, thường xuyên học hỏi và giao lưu với các chuyên gia trong nước, khu vực và thế giới.
PGS. TS. NGƯT Lê Huy Tiêu - một đời

PGS. TS. NGƯT Lê Huy Tiêu - một đời "đắm đuối" với văn học Trung Quốc

  •   13/10/2015 10:02:33 PM
  •   Đã xem: 4105
Nghiêm túc, đạo mạo nhưng lại rất mực chân thành và chứa chan tình cảm, đó là cảm nhận đầu tiên dễ thấy với ai có dịp tiếp xúc với PGS. TS Lê Huy Tiêu - người thầy suốt đời tận tụy với sự nghiệp trồng người và “đắm đuối” với công việc nghiên cứu, dịch thuật văn học Trung Quốc. Không chỉ là niềm tự hào của gia đình, dòng họ và quê hương Diêm Điền, thầy còn là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và nhiều thế hệ học trò noi theo về lối sống chí nghĩa vẹn tình và thái độ làm việc nghiêm túc, hăng say và đầy tinh thần trách nhiệm.
Một nhà giáo, nhà khoa học và người phụ nữ Tràng An

Một nhà giáo, nhà khoa học và người phụ nữ Tràng An

  •   13/10/2015 04:40:49 AM
  •   Đã xem: 1978
PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Việt Thanh giống như người nghệ nhân tài hoa luôn khéo léo chèo lái con đò trở nặng tri thức qua những “khúc sông ngôn ngữ gập ghềnh, nhiều phong ba bão táp nhất”. Nhiều bạn bè đồng nghiệp và cả những nhà khoa học nước ngoài nói rằng, dù chỉ mới gặp PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh lần đầu tiên đã giữ mãi ấn tượng tốt đẹp về một nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, yêu thương học trò; một nhà khoa học nghiêm cẩn, nhạy bén; một người phụ nữ dịu dàng, đằm thắm, hội tụ những nét đẹp thanh lịch của đất Hà Nội.
Nhà khoa học của nhiệt huyết và cống hiến

Nhà khoa học của nhiệt huyết và cống hiến

  •   12/10/2015 10:11:06 PM
  •   Đã xem: 4087
Nghĩ về người thầy - nhà khoa học sâu sắc và uyên bác ấy, vị Giáo sư Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội - bất cứ học trò ngành Sử Nhân văn Hà Nội nào cũng nhớ đến thầy Ngọc với đôi mắt to sáng quắc, vầng trán cao rộng và tiếng cười sang sảng. Thầy nghiêm khắc mà gần gũi; quyết đoán, sắc sảo và thẳng thắn; nhiệt huyết, đam mê và luôn hết mình cống hiến những sản phẩm nghiên cứu của bản thân cho ngành học, xã hội và Tổ quốc.
GS.TS.NGND Lê Văn Lân - nhà giáo, nhà thơ và nhà khoa học

GS.TS.NGND Lê Văn Lân - nhà giáo, nhà thơ và nhà khoa học

  •   12/10/2015 03:28:15 AM
  •   Đã xem: 2801
Trong số các thầy cô giáo giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nay là Khoa Văn học, bet365 football (Đại học Quốc gia Hà Nội), Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Văn Lân là một trường hợp khá độc đáo. Ông không chỉ là một người thầy, một nhà khoa học, mà còn là một nhà thơ tài hoa. Ngoài cái tên Lê Văn Lân thường được khai trong lý lịch chính thống, ông còn mang bút danh Mã Giang Lân, cái tên gắn với một vùng đất nên thơ oanh liệt một thời của xứ Thanh: chả là quê ông nằm ngay cạnh Nam Ngạn, Hàm Rồng, cây cầu đã từng đi vào lịch sử nước ta thời chống Mỹ…
Văn Tổng hợp - một giá trị

Văn Tổng hợp - một giá trị

  •   12/10/2015 03:04:29 AM
  •   Đã xem: 5580
Tôi không dám so sánh với học trò Khoa Ngữ văn các khóa sau này khi trường mang cái tên mới Nhân văn, nhưng quả thật sinh viên thời Tổng hợp đã để lại một dấu ấn khó phai mờ. Họ dấn thân vào cuộc trường chinh vĩ đại giải phóng đất nước. Khi ngồi trên ghế nhà trường họ học, họ nghiên cứu về chính cái “dấu chân người lính” mà họ đã in trên chặng đường kháng chiến. Vì thế cùng với vốn sống, họ có kiến văn rất rộng, hiểu biết xã hội và khi tốt nghiệp hầu hết đều có việc làm, đảm nhiệm xuất sắc các công việc ở những ngành thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn. Lớp sinh viên Khoa Ngữ văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội từ những khóa năm 1985 trở về trước đã thành danh khá nhiều. Hàng chục người trở thành nhà văn, hàng trăm người khác trở thành các nhà báo, nhà giáo có tiếng đảm nhận nhiều chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan Báo chí, Xuất bản, các đoàn Nghệ thuật và các trường đại học hoặc cơ quan văn hóa…
Một nhà giáo tâm huyết với nghề

Một nhà giáo tâm huyết với nghề

  •   08/10/2015 02:30:31 AM
  •   Đã xem: 2035
Giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Đức Dân sinh năm 1936, quê quán tại xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam. Ông là một trong các hậu duệ xuất sắc của cụ Tam Nguyên Yên Đổ - nhà thơ Nguyễn Khuyến. Năm nay ngấp nghé bước vào tuổi bát thập, cái tuổi được gọi là “xưa nay hiếm”, thế nhưng hiếm khi người ta thấy ông lại nghỉ ngơi.
PGS.NGND Nguyễn Quốc Hùng - một nhà giáo mẫu mực

PGS.NGND Nguyễn Quốc Hùng - một nhà giáo mẫu mực

  •   06/10/2015 11:57:58 PM
  •   Đã xem: 3512
PGS.NGND Nguyễn Quốc Hùng là một trong những nhà giáo thuộc thế hệ đã thừa hưởng và góp phần tạo dựng nên truyền thống của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, bet365 football ngày nay. Đó là những người thày vừa có khả năng chuyên môn cao vừa có đạo đức nhân cách được các thế hệ sinh viên quý mến và nể trọng.
Nhà Nga học

Nhà Nga học "lặng lẽ"

  •   06/10/2015 11:36:13 PM
  •   Đã xem: 2268
“Cứ lặng lẽ làm việc, mọi việc rồi sẽ ổn” - đó là lời thầy dặn tôi ngay từ ngày đầu tiên tôi rụt rè bước vào phòng làm việc của thầy ở nhà E, Trường ĐHKHXH&NV để gặp thầy hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của mình – PGS.TS Phạm Gia Lâm. Cũng từ đó (2005) đến bây giờ, tôi và nhiều cán bộ trẻ khác trong Khoa may mắn được làm việc với thầy, được thầy lặng lẽ dìu dắt, chia sẻ và giúp đỡ trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh - người khơi nguồn tri thức

GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh - người khơi nguồn tri thức

  •   04/10/2015 10:41:58 PM
  •   Đã xem: 5338
Còn một sự tôn vinh khác, không bằng danh hiệu, nhưng vô cùng đáng giá là sự yêu mến của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, học trò dành cho ông. Mỗi khi nhắc đến GS.TS Nguyễn Văn Khánh, GS. Đinh Xuân Lâm - người thầy chung của bộ môn Lịch sử Việt Nam cận hiện đại và là một trong “tứ trụ” của nền sử học đương đại Việt Nam không bao giờ giấu được sự yêu mến và tự hào.Tình cảm ấy không vì danh hiệu hay chức vị mà bởi tấm lòng của ông với nghề, với người. Là một nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhưng trên hết, ở ông luôn tỏa sáng nhân cách của một trí thức chân chính. GS.TS.NGND chính là người khơi nguồn tri thức, cống hiến vì một Việt Nam trí tuệ và vinh quang.
GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú: nhà giáo, nhà khoa học ưu tú - người cán bộ lãnh đạo tài năng, gương mẫu

GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú: nhà giáo, nhà khoa học ưu tú - người cán bộ lãnh đạo tài năng, gương mẫu

  •   04/10/2015 02:17:31 AM
  •   Đã xem: 11457
Trong các thế hệ học trò của ông, nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo xuất sắc, nhiều nhà khoa học tài năng. Nhưng như lời tâm sự của một người học trò: “Thầy Phú mạng Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét), nhưng dáng vóc ông in đậm vào tâm trí học trò vừa đường bệ, oai nghiêm, sừng sững như một trái núi, vừa giản dị, thân thiết và rất đời thường. Học trò theo ông lúc nào cũng thấy ông gần gũi như ở ngay trước mặt. Nhưng đỉnh núi thì mãi cao vời vợi đến trời xanh khát vọng”. Tiếp xúc với ông, không khó để nhận ra, dù hoạt động ở lĩnh vực nào, cương vị nào, ông cũng luôn làm việc với tư cách một nhà khoa học. Làm chính trị là khoa học, tuyên giáo là khoa học, lãnh đạo, quản lý cũng phải là khoa học. Ông khiêm tốn tự nhận rằng, nếu có thể làm được điều gì đó, có một chút đóng góp nào đó, là bởi luôn sống, hành động hết mình, tận tụy và trách nhiệm bằng tư duy khoa học, phương pháp khoa học
Người đốt lên những ngọn lửa

Người đốt lên những ngọn lửa

  •   02/10/2015 06:09:15 AM
  •   Đã xem: 1842
Có một ai đó đã từng nói: “Giáo dục... là đốt lên ngọn lửa”. Chân lý ấy đã được các thế hệ học trò chúng tôi chứng nghiệm ở người thầy nhiệt huyết, cương trực, giầu tính nhân văn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Phạm Xuân Hằng.
Kỷ niệm về một người thầy

Kỷ niệm về một người thầy

  •   01/10/2015 09:27:21 PM
  •   Đã xem: 2021
Tôi nghĩ thầy Thuyết là người đã có đóng góp rất lớn trong việc đổi mới hoạt động nghị trường, để Nhà nước ta thực sự là của dân, do dân và vì dân. Khi thầy nghỉ hưu, sau hai khóa làm đại biểu Quốc hội, tôi cảm thấy có một sự hụt hẫng, tiếc nuối. Nhiều người mà tôi quen biết cũng có chung sự tiếc nuối này. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đất nước cần lắm những người có trí tuệ, có tấm lòng và bản lĩnh như thầy Thuyết của tôi và của nhiều thế hệ học trò.
PGS.TS Phạm Quang Long - nhà quản lý và người thầy giáo

PGS.TS Phạm Quang Long - nhà quản lý và người thầy giáo

  •   01/10/2015 03:07:00 AM
  •   Đã xem: 6551
Tính đến thời điểm này, PGS.TS Phạm Quang Long đã tròn 40 năm trong nghề làm thầy, gần nửa thời gian đó, ông không có may mắn trực tiếp đứng lớp, do được phân công đảm nhận nhiều chức danh quản lý: là Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn gần trọn một nhiệm kì (từ 1992 đến 1996), Phó Hiệu trưởng, rồi Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (từ 1996 đến 2001), Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (2001-2005), Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội (2005-2013)… Và bây giờ sau nhiều cuộc “viễn du”, ông lại trở về cái nôi quen thuộc, từng nhiều năm gắn bó, gần gũi - Khoa Văn học, với nghiệp làm thầy…
Một người thầy mẫu mực, một nhà khoa học lớn

Một người thầy mẫu mực, một nhà khoa học lớn

  •   29/09/2015 08:09:00 AM
  •   Đã xem: 3324
Trong quá trình phấn đấu và trưởng thành trên con đường khoa học, mỗi người có một hoàn cảnh riêng và một cách đi riêng. Với GS. Lê Quang Thiêm, con đường khoa học mà ông đã lựa chọn tuy gặp không ít gian truân nhưng đã đưa ông đến đỉnh cao của vinh quang. Ông là một trong những người thầy không những có trình độ chuyên môn uyên thâm mà còn có những tri thức liên ngành sâu sắc, xứng đáng là tấm gương cho thế hệ sau học tập về tinh thần lao động bền bỉ, kiên trì và tình yêu nghề nghiệp.
PGS.TS.NGƯT Lâm Bá Nam - 30 năm đắm say với Dân tộc học

PGS.TS.NGƯT Lâm Bá Nam - 30 năm đắm say với Dân tộc học

  •   29/09/2015 12:07:27 AM
  •   Đã xem: 3520
Lâm Bá Nam nói ông chưa bao giờ nghĩ mình sẽ chọn Dân tộc học. Nhưng có một điều chắc chắn là Dân tộc học đã chọn ông. Làm nghề này cần tâm hồn của một nhà thơ và lý trí của một nhà khoa học. Và vì thế, Lâm Bá Nam đã đến với Dân tộc học một cách tự nhiên, chân thành và nhiệt huyết, trong suốt trên ba mươi năm qua, và chắc chắn vẫn chưa dừng lại.
Người thầy tận tuỵ một tấm lòng với Việt ngữ học

Người thầy tận tuỵ một tấm lòng với Việt ngữ học

  •   28/09/2015 10:29:38 PM
  •   Đã xem: 2591
Thầy Đức xứng đáng được coi là “chứng nhân lịch sử” khi đi qua và chứng kiến mọi bước thăng trầm, mọi sự trưởng thành của làng Việt ngữ học. Các thế hệ Ngôn ngữ học nước nhà đều nhắc đến tên thầy - GS. Đinh Văn Đức - với niềm kính trọng, yêu quý và thân thương. Với một người thầy, một nhà khoa học, thì đó chính là “tấm huy chương” xứng đáng nhất.
Nhà khoa học say mê ngôn ngữ và văn hoá phương Đông

Nhà khoa học say mê ngôn ngữ và văn hoá phương Đông

  •   28/09/2015 05:06:44 AM
  •   Đã xem: 2820
GS.TS.NGƯT Mai Ngọc Chừ là một trong những giáo sư đầu ngành về ngôn ngữ học và chuyên gia về văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Đông Nam Á. Hơn 40 năm đứng trên bục giảng, từng đi nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều trường đại học trong nước và nước ngoài thế nhưng, ở tuổi 66, lòng say mê khoa học của thầy vẫn dường như là bất tận. Thầy kể với chúng tôi về những chuyến đi nước ngoài (đến Cămpuchia, Nga, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc …), về những lần đi dạy cho các lớp sau đại học ở các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Cần Thơ, … bằng sự đam mê, sự thích thú, xen lẫn niềm tự hào…

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây